Trầm hương Indonesia

Indonesia được biết đến là quê hương của hơn mười dòng trầm hương khác nhau. Từ những năm 1990 của thế kỷ trước, quốc gia này đã xuất khẩu 600 tấn gỗ trầm hương mỗi năm. Trầm hương Indonesia cũng được đánh giá là loại trầm có giá trị cao tại Đông Nam Á, chỉ sau trầm Việt Nam và trầm Lào.

Nguồn gốc hình thành trầm hương Indonesia

Indonesia (gọi tắt là Indo) có tên chính thức là Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Republik Indonesia), trước đó trong tài liệu tiếng Việt quốc gia này từng được gọi là Nam Dương, là một đảo quốc lục địa nằm giữa Đông Nam Á và Châu Úc.

Indonesia được mệnh danh là “Xứ sở vạn đảo” vì lãnh thổ của nước này bao gồm 13.487 hòn đảo và với dân số hơn 260 triệu người (năm 2019), đứng thứ tư thế giới về dân số và đứng thứ ba châu Á về dân số (sau Trung Quốc và Ấn Độ).

Diện tích của Indo là 1,904,569km2 (gấp ~5.8 lần Việt Nam).

Trầm hương Indo có mùi thơm nhẹ, ngọt và dịu. Hàng tầm trung trở lên (trầm banh) thì có mùi thơm sống.

Trầm hương của Indonesia cũng có giá trị và mùi hương riêng theo vùng miền.

Do trầm Indo có dầu và tông đen nên các loại hàng nấu sẫm, trầm giả tối màu hay được các bên bán hàng láo nói là hàng trầm Indonesia để lừa những khách hàng thiếu kinh nghiệm. Và các loại hàng trầm công nghệ (hàng trầm hương có xử lý, tẩm ép tinh vi – tông hàng nhân tạo cao cấp) cũng thường là hàng xuất xứ Indo.

Nguồn gốc trầm hương indonesia cũng bắt nguồn từ các chi của loài cây dó bầu sinh trưởng tại trong những khu rừng nhiệt đới ẩm nguyên sinh, thậm chí một số loại trầm còn phát triển tốt gần vùng đầm lầy, than bùn. Các loài nấm và vi sinh vật sau khi xâm nhập vào những vết hở trên thân cây sẽ làm khởi động cơ chế tự vệ của dó bầu, khiến chúng phân lập vùng thân gỗ bị thương và tiết ra nhựa xung quanh vết thương đó, theo thời gian trầm được hình thành một cách lặng lẽ ngay trong chính thân cây.  

Trầm hương được người dân nơi đây gọi là Gaharu. Gỗ trầm hương giá trị nhất của Indonesia từ trước đến nay có tên là Malaccensis. Phần lớn trầm được khai thác tự nhiên như một sinh kế truyền thống của người dân bản địa. Bởi vậy mà một làn sóng khai thác trầm quá mức đã diễn ra trong khoảng 10 năm cuối thế kỷ 20, điều này đã khiến số lượng trầm hương Indonesia sụt giảm nghiêm trọng. Sau đó chính quyền đã phải có những biện pháp phục hồi và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này.

Cho đến thời điểm hiện tại, trầm hương là tài nguyên đem lại nguồn thu lớn cho quần đảo Indonesia, ước tính trong 10 năm qua, quốc gia này xuất khẩu từ 170 – 573 tấn trầm hương gaharu sang các nước Ả Rập, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Châu Âu và cả trong khu vực Đông Nam Á, thu về ước tính 26,8 triệu USD (200(2006) và tăng lên 86 triệu USD (2010). 

Trầm Hương Kalimantan

Đảo Kalimantan (còn có tên Borneo) là hòn đảo lớn thứ ba thế giới và lớn nhất tại Châu Á. Về mặt chính trị, đảo bị phân chia giữa ba quốc gia: Malaysia và Brunei tại phần phía bắc (lãnh thổ Brunei được bao trọn bởi phần lãnh thổ Malaysia), và diện tích lớn nhất thuộc Indonesia ở phía nam.

Trầm hương Kalimantan (hay được gọi tắt là hàng trầm kali) hay gặp nhất là hàng banh, quầng, có vân đẹp và mùi tốt.

Giá của trầm Kali ở mức từ khá tới cao.

Trầm Hương Merauke

Trầm hương Merauke được khai thác từ khu vực đầm lầy Merauke thuộc tỉnh Papua của Indonesia. Merauke còn hay được nhiều người đọc là Manake, Ma-rơ-ke, Marake…

Tại Indonesia, phần lớn gỗ trầm Merauke được vùi lấp dưới lòng các khu đầm lầy được tạo ra bởi các cơn sóng thần, người dân bản địa tại đây cũng không biết nó có từ khi nào. Để khai thác trầm nằm sâu dưới lòng bùn, thổ dân dùng một cây sắt nhọn dài và nhỏ để thục xuống dưới dầm lầy để tìm trầm.

Và mùi hương trầm Merauke thơm sống nhẹ. Hàng trầm công nghệ hay được dùng nguyên liệu vùng này. Vân gỗ khá đẹp.

Trầm hương Merauke thường có giá thấp nhất trong hàng trầm Indo.

Trầm Hương Tarakan

Trầm hương Tarakan được đánh giá là có mùi tốt nhất hàng Indo. Sau đó tới hàng Kali (Kalimantan).

Trầm Tarakan thơm sống mạnh, được đánh giá là có mùi đỉnh – vip, vân rất đẹp, thường là hàng phân khúc giá cao.

Hotline
Maps
Zalo
Facebook